HSTN7982: Một người Pháp hết lòng với Việt Nam, với thân phận của ngư dân Quảng Ngãi. Bộ film HOÀNG SA NỖI ĐAU MẤT MÁT của André Menras lại bị “khó dễ” ở Montpellier – Cộng Hòa PHÁP…[Nguồn:Bauxite Việt Nam]
Vinh danh những anh hùng bình thường của tỉnh Quảng Ngãi
JMDH
Ngay cả ở đây bộ phim cũng đang gây rắc rối Các bạn thân mến, Tòa Thị chính Montpellier vừa mới trả lời các câu hỏi của báol'Hérault du jour. Bài về vụ này sẽ đăng ngày mai. Vắn tắt thế này: tòa Thị chính vẫn giữ quyết định không cho mượn phòng chiếu và nêu các lý do sau: "bộ phim mang tính luận chiến" "bộ phim có khả năng gây tác động xấu tới quan hệ thương mại với Trung Quốc – Montpellier kết nghĩa với Thành Đô...". Tòa Thị chính tuyên bố rằng trong trường hợp này, việc gán cho tòa Thị chính (quyền hạn đã nhận) cho mượn một phòng "dành cho các quan hệ thương mại” như phòng Martin Luther King là không thể được, và tòa Thị chính đề xuất cho mượn một phòng khác (vẫn thuộc tòa Thị chính thành phố! Sic) rồi sẽ thành Ngôi Nhà Chung của tất cả chúng ta. Ý kiến của tôi như sau: chúng ta không thể nào chấp nhận những lý do lý trấu khó mà lọt tai, chẳng khác gì định dìm chết cá dưới nước, khi nói rằng bộ phim này có tính chính luận. Bộ phim chỉ là một bộ tài liệu. Bộ phim đưa ra ánh sáng những con người là nạn nhân của những cuộc xâm lấn và bị bỏ rơi. Đó là một bộ phim mang tình người về một cộng đồng bị bắt làm con tin trong một cuộc chiến tranh nhập nhèm không tuyên bố. Đương nhiên là chuyện đó đáng đem ra mà luận chiến tùy theo người coi phim và người diễn giải. Trong những điều kiện như thế, nếu chỉ giản đơn đem ảnh ra trưng bày thì cũng đủ gây luận chiến rồi! Trước hết và cho tới nay bộ phim vẫn là nơi phát ngôn duy nhất của những con người bị thương tổn sâu sắc và lại không có diễn đàn để mà nói lên điều tổn thương của họ. Và đó cũng là bộ phim tài liệu duy nhất nữa. Sau hết, bộ phim là một lời kêu gọi đoàn kết gián tiếp. Với tôi, vấn đề không đặt ra là đem phim đó ra làm trò đùa và cũng không quăng nó vào hộc vì những lý do kinh doanh lớn nhỏ nào đó. Xác nhận việc rút lại không chiếu bộ phim này cho thấy vụ việc không còn nằm trong tay một viên thư lại nào đó của tòa thị chính, mà rõ ràng là chuyện chính trị rồi. Ngay cả khi người có trách nhiệm về quan hệ quốc tế và cả tòa Thị chính hiện thời đang vắng mặt, thì ta vẫn có thể nối điện thoại để trao đổi với họ, và chuyện này chắc chắn đã thực hiện rồi. Vậy nên tôi đã từ chối cái miếng xương tòa Thị chính quăng cho khi họ nói rằng tòa Thị chính là ngôi nhà chung cho tất cả mọi người. Tôi đề nghị với các bạn 1) ký kiến nghị biểu lộ sự phẫn nộ của chúng ta trước biện pháp xâm phạm tự do thông tin này; 2) lên án sự phân biệt đối xử về thông tin nghiêng về các mối quan hệ thương mại; 3) lên án sự ngáng trở tình đoàn kết với một cộng đồng đang đau khổ; 4) đòi giữ cho được phòng chiếu phim theo đúng thời hạn như đã định. Mọi ý kiến (kể cả những ý kiến trái với các đề nghị của tôi) đều cần thiết để cho thấy chúng ta cần phải làm gì nữa cho thích hợp. Thân ái, André Thư của André Menras gửi Bauxite Việt Nam và bạn bè |
Phim tài liệu. André Menras tác giả bộ phim về ngư dân miền Trung Việt Nam phơi mình trước nguy cơ Hải quân Trung Quốc.
André Menras, người sinh ra tại vùng biển miền Nam nước Pháp, đã sử dụng cái thế mang hai quốc tịch Pháp và Việt Nam để tìm cách đánh động dư luận. Cùng với Hội Trao đổi Sư phạm (Adep) Pháp-Việt mà ông là chủ tịch, nhà giáo về hưu chẳng giống ai này đã dấn thân vào một cuộc đấu tranh vì những ngư dân Việt Nam Quảng Ngãi, một tỉnh miền Trung nước Việt. Tại cái vùng được miêu tả trong các sách hướng dẫn du lịch như là chốn thả neo thanh bình này, truyền thống sản xuất từ tổ tiên cha ông cùng với đời sống kinh tế bấp bênh đã khiến người ngư dân phải phơi mình trước những xâm lấn trên vùng biển Nam Hải [Biển Đông – ND] là nơi đang có tranh chấp trong việc phân chia lãnh hải [giữa Trung Quốc và Việt Nam – ND].
Những điều biểu đạt mang trách nhiệm công dân của André Menras chỉ rõ tác động xã hội của một tình hình phức tạp xoay quanh xung đột địa-chính trị có từ lâu đời. Đây là một xung đột lãnh thổ giữa Việt Nam, Trung Quốc và những quốc gia khác nữa về chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa, một chủ đề tranh chấp gắn liền với những nguồn năng lượng và nguồn cá phong phú, liên quan đến tầm quan trọng về thương mại và chiến lược của khu vực, và liên quan cả tới ý chí của Trung Quốc muốn khẳng định khu vực ảnh hưởng của họ cho tới sát tận biên giới Indonesia.
Được thực hiện năm 2011, bộ phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát được chính phủ Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật nhưng hiện thời vẫn bị cấm chiếu ở Việt Nam. André Menras không dây dưa chút gì vào cuộc đôi co ngoại giao giữa hai bên Trung – Việt. Nhưng ngược lại ông chỉ rõ cái ngõ cụt nơi cộng đồng ngư dân Quảng Ngãi đang bị mắc kẹt vào. Bộ phim đầy những chứng cứ về tình cảnh ngư dân Việt Nam là nạn nhân của súng đạn bắn ra từ những tàu tuần tiễu Trung Hoa và những cuộc bắt giữ thường xuyên nhằm đòi tiền chuộc. “Làm bộ phim này là để vinh danh những người đàn ông đó cùng gia đình họ, những gia đình không có nổi ngay cả những thứ cần thiết để cúng vái những người đàn ông ấy một khi họ chết”, nhà đạo diễn giải thích.
Trang đầu tờ L’Hérault du jour, 20/2/2012
Là khách mời của Hội Hữu Nghị Pháp – Á (AFA) André Menras sẽ đem bộ phim tài liệu đã được hơn 35 nghìn lượt người coi trên YouTube ra chiếu ở Montpellier vào hồi 18 giờ ngày 23 tháng Hai năm 2012 tại khu vực mang tên Martin Luther King. Thời điểm chiếu phim này nằm trong bối cảnh chuyến đi Pháp và Âu châu nhằm huy động dư luận đối với số phận ngư dân Việt Nam. Đồng thời tổ chức Adep cũng tiến hành hoạt động đoàn kết nhằm mang lại một sự giúp đỡ cụ thể cho cộng đồng ngư dân tỉnh Quảng Ngãi.
JMDH
¨ Tin giờ chót: hình như tòa thị chính đã hủy quyết định cam kết cho mượn phòng chiếu phim. Vì không thể liên hệ được với người chịu trách nhiệm trong kỳ nghỉ cuối tuần, hôm nay các nhà tổ chức buổi chiếu vẫn đang chờ tin mới.
Phạm Toàn dịch từ L’Hérault du jour, 20/2/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét