Chào mừng bạn đến với HS TƯ NGHĨA 79-82! Các bạn thân mến! Việc tạo ra một trang WebBlog có khó, nhưng việc duy trì và phát triển “nó” càng khó hơn nhiều lần. Để trang WebBlog của chúng ta tồn tại và phát triển, mỗi chúng ta cố gắng thường xuyên vào thăm “nó” hàng ngày. Chúng ta góp sức mình bằng bài viết, bài nhận xét … có thể ban đầu bài viết ấy không hay, bạn không hài lòng … Bạn viết càng nhiều thì sẽ quen dần và sẽ viết ngày càng hay hơn, ít lỗi hơn … Hãy sưu tập các hình ảnh thời HS, các dấu tích thời HS, các chuyện buồn vui thuở “ấy” … gởi cho BBT, mình hy vọng rằng “cầu nối” này sẽ giúp mọi người xích lại gần hơn.

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

HƯƠNG XƯA

  Phan Baù Trình

Giới thiệu thơ PHẠM ĐĂNG QUỲNH.


 Thương Về Đất Mẹ

Phạm Đăng Quỳnh

Thơ của PĐQ mộc mạc, chân chất như vốn có của Quỳnh. Dù chỉ là "doanh nhân làm thơ" nhưng bạn tôi cũng nói lên được tâm sự của chúng tôi ... "Những người con xứ Quảng xa quê" ... xin giới thiệu với các bạn.

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Một đêm họp mặt vui!

Bờ xe nước sông Trà
Tối qua 29-10-2011, bạn bè tụ họp mừng cưới cháu gái con của Trung (Xì). Nhiều gương mặt thân thương, "quậy dzui", ... đều có mặt.

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Thơ của bạn Phan Bá Trình



Thu Chiều Cổ Lũy

Nắng nhạt chiều buông dáng ngập ngừng
Người về Cổ Lũy bước rưng rưng
Mắt thu cô quạnh hồn viễn xứ
Muốn hát lòng sao cứ bảo đừng.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Xin giới thiệu truyện khá hay của Nguyễn Quang Vinh.

Đảo Hoàng Sa
HOÀNG SA VẠN LÝ

Tác giả NGUYỄN QUANG VINH (Nguồn: http://vinhnq.vnweblogs.com)


Nhà văn không tạo ra được chứng cứ bản đồ, thư tịch, nhà văn đồng hành với thân phận con người. Cuốn tiểu thuyết này là luận chứng về thân phận người Việt đã sống truyền đời trên quần đảo cát vàng mà hậu thế đặt tên là HOÀNG SA. Cuốn tiểu thuyết này ghi lại lời kể của những sinh linh đã sống, đã chết, đã tồn tại đời đời kiếp kiếp trên Hoàng Sa, những sinh linh gốc Việt. Cương giới Việt ở đây là bằng xương cốt của nhiều thế hệ, vì thế nên cát mới vàng, màu vàng của xương cốt, của hồn vía, tầng tầng lớp lớp xương cốt Việt ở đây đã dẫn đường cho nhà văn tìm đến, để nghe họ kể lại, và ghi ra đây bằng tất cả những gì mà nhà văn cảm được, thấy được, nghe được. Cuốn tiểu thuyết bắt đầu lần theo những dấu chân người Việt cổ đầu tiên đặt lên quần đảo cát vàng, khi ấy quần đảo hoang vu, quần đảo mồ côi mà người Việt đã phát hiện, đã đặt tên, đã đưa hình hài nó vào hình hài Tổ Quốc.

Mời các bạn đọc truyện: Chương IChương IIChương IIIChương IVChương V...

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Lời ngỏ!

Cột cờ trường Tư Nghĩa
Các bạn thân mến!
Chúng ta rời xa mái trường Tư Nghĩa mới đây mà đã 29 năm rồi.